You are here:

ĐT Liên hệ: (028) 3949 1156 - 3949 1860 - 3949 3279



Cách phát hiện và ngăn ngừa lồng ruột ở trẻ

PDFInEmail

Lồng ruột là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp ở trẻ nhỏ. Mặc dù con số thống kê chưa được đầy đủ, tỷ lệ mắc bệnh vào khoảng 3 - 5 trường hợp trên 1.000 trẻ. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất là tuổi 5 - 9 tháng, đặc biệt là những trẻ bụ bẫm. Trẻ trên 2 tuổi, tỷ lệ mắc chỉ vào khoảng 15% và tỷ lệ này càng giảm khi trẻ lớn lên. Thống kê cũng cho thấy trẻ em trai bị lồng ruột chiếm tới 70% và bệnh cũng thường xảy ra vào mùa đông xuân.

Nguyên nhân nào gây nên lồng ruột?

Lồng ruột xảy ra khi một đoạn ruột không ở vị trí bình thường mà “chui” vào trong lòng một đoạn ruột kế cận kèm theo là cả các mạch máu nuôi dưỡng đoạn ruột đó.

Cho đến nay, có tới 90% các ca lồng ruột không rõ nguyên nhân. Một số trường hợp được cho là do các khối u, polýp của ruột. Các yếu tố này có thể làm thay đổi nhu động của ruột dẫn tới việc các đoạn ruột “chui” vào nhau. Viêm nhiễm của ruột cũng là một tác nhân thuận lợi cho lồng ruột xảy ra. Trong một số nghiên cứu, người ta đã nhận thấy tỷ lệ lồng ruột khá cao ở trẻ em bị nhiễm Rotavirus, loại virut thường gây nôn, tiêu chảy cấp ở trẻ. Các yếu tố như tiêu chảy kéo dài, các sẹo tổn thương ở ruột, dính ruột… cũng có thể là tác nhân gây lồng ruột mặc dù chưa được chứng minh rõ ràng. Bất thường về giải phẫu ở ruột, tiền sử đã bị lồng ruột và trẻ em nam là những yếu tố dẫn tới nguy cơ cao bị lồng ruột.

Biểu hiện khi trẻ bị lồng ruột

Khi trẻ bị lồng ruột có thể dễ dàng nhận thấy các biểu hiện bất thường như trẻ khóc thét vì đau bụng, nôn mửa, bỏ bú, sau đó bụng trướng căng, đại tiện phân máu lẫn nhầy và có thể toàn máu tươi. Các triệu chứng có thể dịu bớt trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó lại xuất hiện với mức độ nặng hơn: trẻ la hét, khóc thét từng cơn sau đó mệt lả, da xanh tái, tiểu ít, sốt cao, lờ đờ, hôn mê, dấu hiệu mất nước nặng cộng với các biểu hiện của nhiễm khuẩn nhiễm độc hoặc sốc do mất nước hay sốc nhiễm khuẩn.

Cách phát hiện và ngăn ngừa lồng ruột ở trẻ 1 Những nguy cơ đối mặt khi bị lồng ruột

Khi một đoạn ruột chui vào lòng một đoạn ruột khác sẽ dẫn tới tắc nghẽn, ứ trệ thức ăn phía trên khối lồng (hay hiện tượng tắc ruột, bán tắc ruột). Thêm nữa, các đoạn ruột luôn kèm theo là các mạch máu nuôi dưỡng nên khi lồng ruột xảy ra thì thường các mạch máu cũng bị tắc nghẽn theo. Đoạn ruột bị tắc sẽ nhanh chóng bị giãn to, mạch máu bị ứ trệ làm đoạn ruột bị thiếu máu, quá trình viêm nhiễm, phù nề, hoại tử, xuất huyết sẽ xảy ra. Người ta thấy rằng trước 48 giờ, chỉ có khoảng 2,5% khối lồng bị hoại tử nhưng sau 72 giờ, tỷ lệ này đã lên tới 80%. Khi ruột bị hoại tử sẽ dẫn tới hiện tượng nhiễm khuẩn nhiễm độc nặng, sốc nhiễm khuẩn, thủng ruột gây viêm phúc mạc khiến bệnh nhi tử vong.

Cách nào phòng tránh?

Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện bất thường như trên, cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Các thầy thuốc chuyên khoa sẽ nhanh chóng thăm khám và làm thêm các chẩn đoán cận lâm sàng như xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, siêu âm ổ bụng, chụp XQ… để xác định chẩn đoán. Khi đã chắc chắn trẻ bị lồng ruột, các biện pháp tháo khối lồng bằng bơm hơi hoặc barium và thậm chí bằng phẫu thuật sẽ được thực hiện. Đồng thời với các biện pháp này, trẻ có thể được bù thêm dịch, cho kháng sinh, nuôi dưỡng, đặt ống thông dạ dày cho bụng đỡ trướng...

Do nguyên nhân thực sự gây lồng ruột ở trẻ chưa được rõ ràng nên không có biện pháp dự phòng đặc hiệu nào. Vì vậy, cách tốt nhất vẫn là nhanh chóng nhận biết các dấu hiệu bất thường ở trẻ để phát hiện sớm lồng ruột, tránh các biến chứng nguy hiểm do căn bệnh này gây ra.

BS. Vũ Phương Anh

Theo SKĐS

Tin tức

Joomla Templates and Joomla Extensions by JoomlaVision.Com
Joomla Templates and Joomla Extensions by JoomlaVision.Com
  • Tiềm năng của các thiết bị công nghệ có thể mang theo

    Tiềm năng của các thiết bị công nghệ có thể mang theo

    Ý tưởng sử dụng một bộ cảm biến để theo dõi một trong những chức năng của cơ thể bạn (như nhịp tim, huyết áp) trước đây thường được sử dụng chủ yếu trong ngành công nghiệp y tế hoặc cho các vận động viên chuyên nghiệp.

  • Đồng hồ đo tuổi thọ con người

    Đồng hồ đo tuổi thọ con người

    Giới khoa học Anh vừa công bố chiếc đồng hồ có thể tính toán tuổi thọ, đánh giá tình trạng sức khỏe con người bằng công nghệ quét laser. Chiếc đồng hồ được chế tạo bởi giáo sư vật lý Aneta Stefanovska và Peter McClintock từ Đại học Lancaster, Anh.

Joomla Templates and Joomla Extensions by JoomlaVision.Com
  • Giới Thiệu Về Công Ty

    Giới Thiệu Về Công Ty

      Chúng tôi, công ty TNHH Thương Mại & Dịch Vụ Kỹ Thuật NGUYỄN LÂM  được thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh số: 4102013060 do Sở Kế …

Joomla Templates and Joomla Extensions by JoomlaVision.Com
  • 39 lý do chống chế của cậu bé lười ăn

    39 lý do chống chế của cậu bé lười ăn

    Những lý do của cậu bé 4 tuổi này khiến người đọc không thể không bật cười vì sợ ngây ngô, dễ thương cũng như mức độ gan lỳ không muốn ăn của cậu nhóc.

  • Những mẹo giúp giảm đau lưng cho mẹ bầu

    Bụng bầu ngày một to sẽ gây sức ép lên lưng khiến lưng bạn đau nhức và mệt mỏi. Để giảm bớt sự căng thẳng cho vùng lưng trong thai kỳ, bạn hãy áp dụng vài mẹo nhỏ dưới đây.

Joomla Templates and Joomla Extensions by JoomlaVision.Com

Liên hệ với công ty chúng tôi

CÔNG TY TNHH TM & DỊCH VỤ KỸ THUẬT NGUYỄN LÂM

ĐC:     107 Nguyễn Văn Công, Phường 3, Quận Gò Vấp, TP. HCM

ĐCLH: 142 Lê Sao, Phường Phú Thạnh, Quận Tân Phú, TP. HCM

Tel: (+84.28) 3949 1156 - 3949 1860        Fax: (+84.28) 3949 3280

Email: info@nguyenlam.vn .....................Web: www.nguyenlam.vn

Giấy phép ĐKKD số: 0302806283 do Sở KH & ĐT TPHCM cấp ngày 12/12/2002

Công ty hiện chỉ có 1 trang web chính thức: www.nguyenlam.vn cùng

2 tên miền trỏ tới là  www.nguyenlam.net và www.nguyenlam.com.vn

Chúng tôi không sử dụng bất kỳ mạng xã hội nào khác để quảng bá hay

mua bán sản phẩm. Mọi thắc mắc vui lòng gọi: (028) 3949.1156

Xin chân thành cảm ơn.